An toàn dữ liệu và bảo mật hệ thống

Admin - 2020/04/17 17:04

ĐẢM BẢO AN TOÀN DỮ LIỆU CHO DOANH NGHIỆP, BẢO MẬT HỆ THỐNG VÀ TRÁNH CÁC HÌNH THỨC TẤN CÔNG

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp các doanh nghiệp hiểu hơn về bảo mật dữ liệu và bảo mật hệ thống bằng cách mô tả chúng một cách thực tiễn nhất.

I. Đảm bảo an toàn dữ liệu cho doanh nghiệp

Bảo mật dữ liệu liên quan đến tất cả những nỗ lực mà doanh nghiệp thực hiện để đảm bảo rằng dữ liệu không bị xóa hoặc sửa đổi do: cố tình truy cập, thao túng, đánh cắp, bán hoặc sử dụng sai mục đích. 

Trước tiên, các doanh nghiệp hãy bắt đầu bằng cách phân loại mọi dữ liệu hiện có và được lưu trữ ở đâu. Sau đó, hãy xem xét cách dữ liệu nhập và xuất khỏi hệ thống. Thông tin người tiêu dùng được chuyển đến từ đâu? Hồ sơ sức khỏe? Lịch sử tài chính? Hay số thẻ tín dụng? Những điểm vào và ra là nơi chứa các lỗ hổng lớn nhất và phải được theo dõi. Nếu doanh nghiệp bạn phải gửi dữ liệu cho người bán hàng hoặc nhà cung cấp, hãy đảm bảo rằng dữ liệu đó đã được mã hóa và đối tác đã có biện pháp phòng ngừa bảo mật dữ liệu phù hợp.

Một kho lưu trữ toàn diện giúp doanh nghiệp xác định dữ liệu nào họ cần giữ và những dữ liệu nào có thể xóa bỏ. Nếu không có lý do hoặc mục đích để giữ một thông tin nào đó, hãy xóa nó một cách an toàn. 

Bước tiếp theo trong bảo mật dữ liệu là đảm bảo rằng các tài sản hữu hình của doanh nghiệp không thể bị ai truy cập vào. Có nghĩa rằng máy tính xách tay nên được mã hóa và bảo vệ bằng mật khẩu, đồng thời hạn chế quyền truy cập vào máy chủ và các thiết bị khác. Nhân viên của công ty nên được hướng dẫn không để người lạ vào nơi làm việc và thực hiện các biện pháp phòng ngừa an ninh khác. Yêu cầu các nhân viên cần thay đổi mật khẩu định kỳ - nhưng không thường xuyên đến mức họ sẽ phải ghi lại chúng! Hãy nhớ rằng những người tình cờ xem được màn hình máy tính ở nơi công cộng cũng có thể nắm được những thông tin có trong đó, vì vậy hãy xem xét đầu tư màn hình chống nhìn trộm cho máy tính xách tay nếu nhân viên của công ty làm việc trên máy bay, trong quán cà phê hoặc tại các địa điểm ngoài trời.

✯✯ Xem thêm:  Những tổn thất của doanh nghiệp khi bị mất dữ liệu

II. Tầm quan trọng của các dịch vụ bảo mật dữ liệu hệ thống 

Bảo mật hệ thống luôn đi đôi với bảo mật dữ liệu. Bảo mật hệ thống mô tả các kiểm soát và biện pháp bảo vệ mà một doanh nghiệp thực hiện để đảm bảo mạng và tài nguyên của nó được an toàn, khi hệ thống bị ngừng hoạt động, có sự can thiệp hoặc xâm nhập từ các phần mềm độc hại. Nói một cách đơn giản, nếu bảo mật dữ liệu có nghĩa là bảo vệ thông tin những cuốn sách trong thư viện, thì bảo vệ hệ thống là thứ bảo vệ thư viện đó.

Dưới đây là các hình thức phổ biến mà các hacker thường tấn công vào hệ thống mạng:

          1. Backdoor (Tấn công cửa sau)

Hình thức này thường xảy ra khi các lập trình viên để lại đoạn code cho phép họ truy cập hệ thống dễ dàng. Do đó, các hacker có thể khai thác những điểm yếu này. Vì thế, hãy chắc chắn xem lại code cho bất kỳ phần mềm tùy chỉnh nào được sử dụng tại doanh nghiệp, tuy nhiên các mô hình phân phối dịch vụ trên điện toán đám mây (IaaS, SaaS, PaaS) thì không dễ bị tấn công bởi những loại tấn công này.

An toàn dữ liệu và bảo mật hệ thống

          2. Denial of service - DoS (Tấn công từ chối dịch vụ): 

Dos là hình thức tấn công khá phổ biến hiện nay, nó khiến cho máy tính mục tiêu không thể xử lý kịp các tác vụ và dẫn đến quá tải. Các cuộc tấn công DOS này thường nhắm vào các máy chủ ảo (VPS) hay Web Server của các doanh nghiệp lớn như ngân hàng, chính phủ hay là các trang thương mại điện tử … 

Một biến thể của Dos là Distributed Denial Of Service - DDoS là một dạng tấn công nhằm gây cạn kiệt tài nguyên hệ thống máy chủ và làm ngập lưu lượng băng thông Internet, khiến truy cập từ người dùng tới máy chủ bị ngắt quãng, truy cập chập chờn, thậm chí không thể truy cập được internet, làm tê liệt hệ thống. 

Tấn công mạnh hơn DOS rất nhiều, điểm mạnh của hình thức này đó là nó được phân tán từ nhiều dải IP khác nhau, chính vì thế người bị tấn công sẽ rất khó phát hiện để ngăn chặn được. Hacker không chỉ sử dụng máy tính của họ để thực hiện một cuộc tấn công vào một trang web hay một hệ thống mạng nào đó, mà họ còn lợi dùng hàng triệu máy tính khác để thực hiện việc này.

Dấu hiệu nhận biết hệ thống đang bị Hacker tấn công Ddos gồm: Mạng chậm một cách bất thường khi mở file hoặc một website/ blog nào đó. Khi không thể truy cập được vào một trang web/blog nào đó. Hoặc không thể truy cập vào được một trang web/blog nào cả. Đồng thời lượng thư rác tăng đột biến….

An toàn dữ liệu và bảo mật hệ thống

          3. Direct access attack (Tấn công truy cập trực tiếp):

Đây là một hình thức tấn công mà hacker giành được quyền trực tiếp truy cập vào mạng máy tính của doanh nghiệp và có thể cài đặt các loại thiết bị khác nhau để xâm phạm bảo mật và tải một lượng lớn dữ liệu, bao gồm sửa đổi hệ điều hành, cài phần mềm worms, keylogger và thiết bị nghe lén. Hay chỉ đơn giản là đánh cắp máy tính xách tay, ổ cứng và đĩa hoặc đột nhập vào văn phòng, lấy và sao chép các dữ liệu họ muốn. 

Cách bảo vệ tốt nhất chống lại kiểu tấn công này là tăng cường bảo mật, thay đổi mật khẩu định kỳ, đào tạo nhân viên và mã hóa thông tin.

          4. Malware attack (Tấn công bằng phần mềm độc hại): 

Các loại phần mềm độc hại khác bao gồm các chức năng hoặc tính năng được thiết kế cho một mục đích cụ thể. Ví dụ như Ransomware được thiết kế để lây nhiễm vào hệ thống của người dùng và mã hóa dữ liệu. Các tội phạm mạng sau đó yêu cầu một khoản tiền chuộc từ nạn nhân để đổi lấy việc giải mã dữ liệu của hệ thống. Rootkit là một loại phần mềm độc hại được thiết kế để có quyền truy cập cấp quản trị viên vào hệ thống của nạn nhân. Sau khi cài đặt, chương trình cung cấp cho hacker có thể root hoặc đặc quyền truy cập vào hệ thống. Virus backdoor hoặc Trojan truy cập từ xa (RAT) là một chương trình độc hại bí mật tạo ra một backdoor vào một hệ thống bị nhiễm cho phép các tác nhân đe dọa truy cập từ xa mà không cần cảnh báo người dùng hoặc các chương trình bảo mật của hệ thống.

Phần mềm độc hại thường xâm nhập vào hệ thống của doanh nghiệp thông qua virus hoặc worms. Vì vậy, để chống lại Malware hãy đào tạo nhân viên của mình cảnh giác về các nguy cơ khi nhấp vào các thông tin không rõ ràng hoặc tệp đính kèm đáng ngờ. Đồng thời hệ thống IT nên thiết lập cơ chế backup dữ liệu cho doanh nghiệp định kỳ để bạn có thể khôi phục khi có một sự cố xảy ra.

Backup

Khách Hàng Thân Thiết

Exa CMC
Exa FAST
Exa Tho Phat
Exa URC
Exa Pharmacity
Exa Phuc Sinh
Exa Daphaco
Exa YOOT
Exa HCE
Exa ĐHSG
Exa Grobest
Exa Damsenpark
Exa Cloud Nine Solution
Exa Royal
Exa VSICO
Exa Intercontinental
Exa Citigo
Exa ATLAS
Exa Tâm Trí Lực
Exa ACFC
Exa Diginet
X
LIÊN HỆ HOTLINE

Kinh doanh:
hotline 1: 0938 298 278
hotline 2: 0911 385 775

Kỹ thuật: 028 7309 9993

YÊU CẦU GỌI LẠI

Mời bạn nhập thông tin để chúng tôi hỗ trợ tốt hơn





X